Tang ma, đám ma hay đám tang là một trong những phong tục lâu đời của người Việt, bao gồm nhiều quy trình người sống thực hiện đối với người vừa mất. Nhằm hiểu về phong tục tang ma của người Việt và thực hiện đúng trong lúc tang gia bối rối, mong bạn sẽ dành ít phút để đọc bài viết ngắn sau của damyngheminhngoc.com nhé. 

Phong tục tang ma của người Việt gồm những gì? 

Phong tục đám ma của Việt Nam gồm những nghi thức sau: 

Ma chay

Khi biết người thân sắp mất, người còn sống có thể đoán biết trước nên việc đầu tiên cần làm là hỏi người gần chết có trăn trối và để lại lời nhắn gì không (được gọi là di ngôn), hỏi người đó có tự đặt tên thụy (tên sau này để khấn khi cúng cơm). 

(Nguồn ảnh: Internet)

Tiếp theo dùng nước ngũ vị hương lau sạch sẽ cơ thể, thay quần áo tươm tất. Khi người đó tắt thở rồi thì lấy chiếc đũa để ngang hàm để răng khỏi nghiến vào nhau. Sau đó cho một vốc gạo và ba đồng tiền vào miệng, gọi là ngậm hàm hay phạn hàm. 

Trùng tang 

Bạn cần ghi nhớ ngày giờ người chết vừa tắt thở để đem cho thầy xem có bị rơi vào giờ trùng tang hoặc bị quỷ tinh ám hay không. Nếu ngày giờ xấu thì phải dùng bùa để tống xuất. Lá bùa này được dán trên quan tài và cho vào những vỏ ốc chôn ở bốn phía của ngôi mộ, hoặc bỏ vào quan tài một quyển lịch Tàu hay lịch ta, hoặc khi đem chôn thì có hai hay nhiều phương tướng đi trước đám tang, mặc đồ như tướng quân, múa đao để trừ tà ma dọc đường… 

Hạ tịch 

Đây là phong tục đưa người vừa mất xuống chiếu trải dưới đất trong một chốc, rồi đưa lên lại, với ý nghĩa là người được đất sinh ra thì trở về với đất, hy vọng việc này có thể hoàn sinh khí cho người đã mất. 

Cáo phó

Cáo phó là tờ thông báo tang lễ được đặt trước cổng tang gia hoặc gửi đến từng nhà người thân thích. Trên cáo phó ghi rõ thông tin người chết, ngày sinh và ngày mất, chi tiết về tang lễ như thời gian, địa điểm làm lễ nhập quan và di quan… 


(Nguồn ảnh: Internet)

Khâm liệm và nhập quan

Khâm liệm là dùng vải trắng quấn người chết, may làm đại liệm, tiểu liệm. Nhập quan là sau khi liệm xong, người thân đứng xung quanh quan tài, nâng người chết bằng bốn góc của tấm vải tạ quan và đặt vào quan tài. 

Trên quan tài có đặt 1 chén cơm úp (2 chén úp thành 1), trên có cắm đôi đũa và quả trứng gà luộc gọi là cơm bông. Quan tài phải quay đầu ra ngoài. 

Thiết linh sàng, linh tọa

Linh sàng là giường của linh hồn, lập ở phía đông, có quây màn và để gối như lúc sống. Linh tọa là bàn thờ đặt phía trước linh cữu, giữa linh tọa đặt bài vị ghi họ tên hoặc ảnh người chết, hai bên có đèn nến, trước có bát nhang, mâm ngũ quả và rượu. 

Phúng điếu

Trong phong tục tang ma của người Việt Nam không thể thiếu phúng điếu. Phúng điếu là hình thức thăm hỏi, giúp đỡ tiền bạc, nhang đèn, hoa quả… Theo tục lệ thì chưa mặc tang phục thì không được tiếp khách đến phúng điếu. 

Khi khách phúng điếu thì vái lạy người chết. Tang gia lạy trả lễ một nửa số vái. Ngày nay một số gia đình không nhận tiền phúng điếu nữa và họ có ghi rõ trên tờ cáo phó. 

Thổi kèn giải

Trong những ngày còn đặt quan tài trong nhà, gia chủ thường mời ban nhạc đến thổi kèn, đánh đàn, trống (gọi là nhạc hiếu). Ngày nay có thêm ban kèn tây, đàn ca tài tử cải lương hoặc mời người chuyển giới tới hát. 

Di quan

Di quan là di chuyển quan tài từ nơi khâm liệm đến nơi chôn cất, hoặc từ nơi khâm liệm đến một nơi khác để chờ chôn. 

Chôn cất

Viếng mộ, đắp mộ

Sau khi người chết 3 ngày, gia chủ làm lễ viếng mộ. Ở Việt Nam còn có tục mở cửa mả. 

(Nguồn ảnh: Internet)

Tuần chung thất 

Tuần chung thất, còn gọi là tứ cửu tức (49 ngày). Trong thời gian tang lễ, gia chủ cúng cơm cho người chết. Khi người chết được bao nhiêu tuần thì gia chủ làm lễ thất bấy nhiêu tuần cho đến tuần thứ 7 thì làm lễ chung thất, ngưng cúng cơm cho người chết. 

Tuấn tốt khóc 

Khi người chết được 100 ngày, gia chủ làm lễ tốt khóc (thôi khóc), mời thầy cúng, đốt tang phục, đốt nhà cho người chết và đưa di ảnh người đã mất lên bàn thờ tổ tiên. 

Giỗ đầu

Giỗ đầu còn gọi là tiểu tường. Sau 1 năm âm lịch, gia đình sẽ tổ chức giỗ đầu nhằm tưởng nhớ người đã khuất. 

Mãn tang 

Mãn tang còn gọi là đại tường. Sau khi người chết được 3 năm (hoặc 2 năm ở vài địa phương) thì gia chủ làm lễ hết tang. 

Một số lưu ý trong nghi thức khâm liệm 

Tránh nước mắt rơi vào thi thể trong đám ma

Theo phong tục tang ma của người Việt, trong ngày khâm liệm không nên để nước mắt rơi vào thi thể, bởi con cháu đời sau khó làm ăn hoặc dễ gặp trường hợp quỷ nhập tràng. Dù có thương xót cũng không được để rơi nước mắt xuống thi thể. Người khâm liệm tuyệt đối không khóc. 

Không để chó mèo đến gần thi thể

Khi thi thể chưa đặt vào quan tài thì người thân phải canh chừng cẩn thận, không để chó mèo lại gần, tránh trường hợp người chết bật dậy. 

Không dùng gỗ cây liễu để đóng quan tài 

Theo quan niệm người xưa, liễu là cây gỗ không có hạt nên tránh sử dụng để đóng quan tài, kẻo thế hệ sau không có người nối dõi. Nên dùng gỗ cây tùng, cây bách để làm quan tài. 

Chúng ta vừa kết thúc bài viết về phong tục đám ma của người Việt. Hi vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị tốt nhất trong đám tang và phòng tránh những điều xấu có thể xảy ra.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *