Thủ tục chuyển bàn thờ sau 49 ngày là một trong những nghi lễ bắt buộc của gia chủ và phải được thực hiện đúng quy cách để không mạo phạm người đã khuất. Tuy nhiên, thủ tục này nhiều người vẫn chưa biết. Hãy cùng damyngheminhngoc.com tìm hiểu bài viết sau để hiểu rõ hơn về nghi thức này.
Thủ tục chuyển bàn thờ sau 49 ngày sao cho đúng?
Cách chuyển bàn thờ gia tiên sau 7 x 7 49 ngày gồm các bước tuần tự như sau:
Bước 1: Xem ngày làm thủ tục chuyển bàn thờ sau 49 ngày
Chuyển bàn thờ vong người mới mất không phải chuyện đơn giản. Bạn cần coi ngày kỹ lưỡng. Để chọn được ngày tốt chuyển bàn thờ, hãy tham khảo sách tử vi. Ngày nay trên Internet cũng có nhiều website cung cấp thông tin về việc xem ngày chuyển bàn thờ theo tuổi.
(Nguồn ảnh: Internet)
Nếu không an tâm, bạn có thể tìm thầy cúng, thầy phong thủy để họ chọn ngày giúp. Theo quan niệm tâm linh người Việt thì khi làm việc gì quan trọng, bạn cũng nên chọn ngày cẩn thận, tránh ngày sao xấu chiếu mệnh.
Bước 2: Chuẩn bị đồ lễ
Mâm lễ cúng 49 ngày gồm 1 con gà lễ luộc, 1 đĩa hoa quả, 1 chai rượu trắng, 1 bình hoa tươi, 1 đĩa xôi, 1 bát nước sạch, 3 lá trầu được têm sẵn, 1 con ngựa vàng, 1 con ngựa đỏ, 1 bộ quần áo đỏ, 1 bộ quần áo vàng, vàng mã và sớ.
Bước 3: Vái lạy và thắp hương
Bước 4: Đọc văn khấn
Mẫu văn khấn xin chuyển bàn thờ gia tiên sau 49 ngày như sau:
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương trời mười phương Phật. Con kính lạy các chư vị thần linh, hiển linh, hiển pháp, pháp thuật vô biên.
Hôm nay là ngày … tháng … năm …
Tên con là ………… (Tín chủ của ………. địa chỉ ………..)
Con xin kính lạy các cụ tổ tiên nội ngoại sống khôn thác thiêng.
Hôm nay con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới), kính xin các cụ về phù hộ độ trì cho con cho cháu mạnh khỏe, an ninh khang thái, mọi việc được hanh thông.
Con xin dập đầu kính bái.
(Nguồn ảnh: Internet)
Bước 5: Hóa vàng
Khấn xong, bạn đem tiền vàng và tờ văn khấn đi hóa. Gạo và muối đem rắc từng thứ ra trước cửa, không đem vào nhà sử dụng.
Bước 6: Bốc bát hương
Bước tiếp theo trong thủ tục chuyển bàn thờ sau 49 ngày là bái tạ và mang vật dụng trên bàn thờ xuống khi đã tàn hương. Đừng quên lau chùi bàn thờ lại cho sạch sẽ.
Bước 7: Lập bàn thờ mới và làm lễ nhập trạch
Chuyển bàn thờ người mất sau 49 ngày cần lưu ý gì?
– Cách chuyển bàn thờ sau 49 ngày vẫn còn gây tranh cãi về việc nên xử lý bát hương cũ thế nào để tránh phạm thượng. Theo dân gian, bát hương là nơi vong ngự, cần xử lý kính cẩn để tránh xúc phạm vong linh. Bát hương cũ tốt nhất đem chôn. Còn theo Phật giáo thì không có thủ tục bốc bát hương.
– Không nên sắp xếp và bố trí bàn thờ gia tiên quá màu mè, lòe loẹt.
– Tuyệt đối không đặt bàn thờ đối diện hay nằm phía dưới nhà vệ sinh nếu nhà bạn có lầu.
– Không đặt bàn thờ trong phòng ngủ.
– Bàn thờ cũ không sử dụng nữa nên đốt bỏ, hóa tro.
Cách giải bàn thờ vong
Giải bàn thờ vong là cách tốt nhất để người mất mau giải nghiệp và hóa giải kiếp hạn của mình, sớm ngày siêu thoát, tránh tạo nghiệp mới. Theo quan niệm người Việt xưa nay, chay đàn là cách truyền thống nhất. Gia đình người đã khuất nên thường xuyên ăn chay, niệm Phật, làm điều thiện để tạo thêm phước lành cho người thân đã qua đời.
Đừng quá thương nhớ mà khóc lóc dằn vặt. Vong hồn người chết sẽ lưu luyến, khó đi đầu thai. Những ngày giỗ 100 ngày, giỗ đầu, mãn khó nên cúng thức ăn chay tịnh, tránh sát sanh gây thêm nghiệp dữ.
Trên đây là những thông tin về thủ tục, cách thức chuyển bàn thờ sau 49 ngày cho người mất. Bạn cần theo sát các bước và những lưu ý trên để làm theo đúng lễ nghi, không mạo phạm đến vong linh người đã khuất.